an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống

Siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống

Việc bày bán không an toàn vệ sinh thực phẩm như sạp thịt heo ngay dưới lề con hẻm nhỏ đông người qua lại tại chợ Gò Vấp (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh), người đàn ông liên tục mời chào: “Thịt heo sạch do gia đình nuôi chỉ 80.000 đồng/kg”. Bán với giá “mềm” so với một số điểm bán khác nên sạp thịt heo của anh có khá đông người mua.

Anh Bùi Văn Khái, ngụ phường 5, quận Gò Vấp, cho hay: “Mỗi ngày đi làm ngang qua chợ, tiện ven đường, tôi mua nhanh ít rau, thực phẩm, không mất thời gian mà nhìn bề ngoài hàng hóa tại chợ truyền thống cũng không khác gì nhiều so với thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi”.

an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống
Hàng hóa bày bán tại chợ Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. 

Rõ ràng tâm lý tiện lợi và thói quen, sự chủ quan, xem nhẹ vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm của nhiều người là một trong những nguyên nhân các chợ truyền thống ô nhiễm, nhếch nhác vẫn luôn tấp nập kẻ bán, người mua. Gần đây, nhiều tiểu thương tại chợ truyền thống còn liên tục quảng cáo, tiếp thị là thực phẩm sạch, rau sạch… do nhà tự làm, tự chăn nuôi, trồng trọt, chế biến.

Trong khi đó, nguồn hàng được các tiểu thương nhập về từ khắp các địa phương trong cả nước và việc kinh doanh thực phẩm sống đan xen lẫn khu kinh doanh đồ ăn thức uống càng làm nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì lợi nhuận và trốn đóng phí chợ, dọc những con đường vào chợ truyền thống hoặc các khu dân cư đông đúc, khu công nhân, nhà trọ, quận vùng ven trên địa bàn thành phố còn phát sinh tràn lan chợ cóc, điểm kinh doanh tự phát với nhiều hình thức như dùng xe đẩy, xe lôi, gồng gánh hàng rong bán đủ loại hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Nhiều tiểu thương còn giết mổ gia cầm, chế biến thực phẩm tại chỗ, xả nước, chất thải tràn ra đường gây ô nhiễm. Đặc biệt, việc sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm của nhiều tiểu thương chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu khoa học, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Trước tình hình trên, TP Hồ Chí Minh đã tăng cường triển khai nhiều biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống và chấn chỉnh việc phát sinh các chợ, điểm kinh doanh tự phát. Các địa phương tăng cường kiểm tra chặt chẽ, nhất là các hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn bày bán tại các chợ và ngăn chặn thực phẩm bẩn tuồn vào thành phố.

Các đơn vị tăng cường phối hợp với các địa phương lân cận truy xuất nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm của nông dân, hợp tác xã theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Ngành chức năng cũng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các nhà cung cấp, tiểu thương vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc vào thành phố; đặc biệt là siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các chợ truyền thống.

Thành phố cũng chỉ đạo các địa phương chủ động quy hoạch, củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, tạo môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh tại các chợ truyền thống. Ban quản lý các chợ cũng phối hợp với các lực lượng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, lưu mẫu mỗi ngày và kiểm tra chặt chẽ danh mục, nguồn hàng hóa kinh doanh của các tiểu thương.

Các đơn vị chức năng tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật cho tiểu thương về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/siet-chat-an-toan-thuc-pham-tai-cac-cho-truyen-thong-754939

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Chưa có ai đánh giá

No Responses

Write a response