Trung tâm báo chí TPHCM, báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam EPMA, tổ chức thông báo và giới thiệu buổi Tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông” nhằm tăng cường công tác tuyên truyền về toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Toạ đàm nhằm tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi đến người dân hiểu đúng, dùng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất phụ gia theo quy định của ngành nông nghiệp, ngành y tế và khuyến cáo của nhà sản xuất… Từ đó đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng cũng như xuất khẩu.
Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 25 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (01/01/1999- 01/01/2024) của báo Kinh tế và Đô thị; khẳng định vai trò, trách nhiệm cũng như định hướng phát triển trên chặng đường mới của Báo.
Tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp an toàn là nhu cầu bức thiết và tất yếu của người dân hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để có các sản phẩm an toàn từ khâu sản xuất của người nông dân đến hoạt đông mua bán của các thương lái đên chợ đầu mối cũng như các nhà cung ứng là bài toán đang được đặt ra nhiều năm nay.
Thời gian qua, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón vô cơ, các chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng… trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi tại nhiều thời điểm đã ở mức đáng cảnh báo. Điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, nhất là tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại…
Thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng… nếu được sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly, đúng cách sẽ hỗ trợ nông dân, DN phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất này để phục vụ cho các mục tiêu lợi nhuận hay cạnh tranh không lành mạnh đã và đang gây ra rất nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và không đáp ứng được các tiêu chí về an toàn thực phẩm của hàng Việt khi xuất khẩu.
Rất nhiều contener sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi vượt ngưỡng ATVSTP theo quy định tại các nền kinh tế lớn trên thế giới đã bị trả về. DN mất tiền, mất công sức, mất uy tín và nhiều vụ việc còn ảnh hưởng đến cả vị thế hàng hóa Việt Nam.
Thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản nông nghiệp… vốn dĩ có rất nhiều ý nghĩa trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng sai cách, thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm để nhằm thu lợi bất chính đã khiến các sản phẩm này bị hiểu sai, hiểu nhầm về công dụng. Thông qua toạ đàm, báo Kinh tế và Đô thị và các cơ quan báo chí mong muôn các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ và hiểu đúng hơn về sản xuất nông nghiệp an toàn.
Ngoài ra, đưa những thông tin chính thống về các đơn vị vi phạm, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thu lợi bất chính… như một hồi chuông cảnh báo cho bà con nông dân… Việc này cũng sẽ giải được ‘nỗi oan’ cứ dùng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất kích thích trong sản xuất nông nghiệp là không tốt, là vi phạm…
Về phía cơ quan báo chí, ông Lê Hoàng Anh, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị cho biết, thời gian qua, báo Kinh tế và Đô thị nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn về sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản sản phẩm nông nghiệp đúng cách; cảnh báo các vi phạm trong sản xuất nông nghiệp an toàn.
Chúng tôi cũng đã triển khai nhiều bài viết, nhiều sản phẩm truyền thông, mở các mục, chuyên mục và có cả một chuyên trang về Tiêu dùng (Tieudung.kinhtedothi.vn) liên quan đến an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp để truyền thông, nâng cao nhận thức người sản xuất, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, báo Kinh tế và Đô thị cũng quan tâm đến việc đưa ra các giải pháp để sản xuất nông nghiệp một cách an toàn và có hiệu quả nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của người dân và các tiêu chí để DN Việt chinh phục nhiều thị trường xuất khẩu khó tính” – Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị nhấn mạnh.
Tọa đàm có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, cơ quan truyền thông, các chuyên gia, các DN uy tín trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tại đây, các đại biểu đã nêu ra thực tế về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai và các giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm và các tiêu chí của nhiều thị trường quốc tế khó tính.
Tọa đàm cũng cho thấy bức tranh truyền thông về lĩnh vực này. Theo đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng cũng như bảo vệ mùa màng một cách khoa học và tuân thủ các quy định của ngành nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng…
Đồng thời cùng cơ quan quản lý nhà nước, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM, Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, thuốc thú y, các siêu thị, chợ đầu mối,… đưa ra các giải pháp hữu hiệu cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ các quy định của ngành nông nghiệp, an toàn thực phẩm,… Những giải pháp này góp phần đưa các mặt hàng tiêu dùng, nông sản đến với người tiêu dùng ngày càng an toàn hơn cũng như gia tăng xuất khẩu…
Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0975 730 849
Website: https://atvstp.org.vn
Nguồn: https://tphcm.chinhphu.vn/tang-cuong-cong-tac-tuyen-truyen-ve-toan-thuc-pham-trong-san-xuat-nong-nghiep-101231113165010236.htm