Đẩy mạnh giám sát, bảo đảm an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh giám sát, bảo đảm an toàn thực phẩm

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các mẫu giám sát thực phẩm của Sở NN&PTNT Hà Nội đã thực hiện đều đảm bảo an toàn thực phẩm theo các chỉ tiêu phân tích.

bảo đảm an toàn thực phẩm
Ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

 Giám sát trên diện rộng về chất lượng, an toàn thực phẩm  

Hà Nội hiện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp. Vì vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường kiểm soát và bảo đảm chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.

Ông Hà Tiến Nghi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm và Thủy sản Hà Nội cho biết, Hà Nội có vị trí địa lý – chính trị quan trọng, là thị trường tiêu thụ lớn về hàng hóa với mạng lưới phân phối lớn, thúc đẩy sự phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng, miền trong cả nước. 

Diện tích sản xuất nông nghiệp của Hà Nội còn rất lớn, nhưng mới chỉ đáp ứng một phần từ 20-70% (tùy theo các sản phẩm) cho hơn 10 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón khoảng 20 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Số còn lại được kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu từ nước ngoài.

Sở NN&PTNT đã và đang xây dựng, phát triển nông nghiệp của Thủ đô theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, sản phẩm có giá trị cao theo chuỗi giá trị, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.

Thực hiện chương trình của Thành ủy về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, Sở NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các sở ngành và Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kết nối sản xuất, tiêu thụ, phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố đóng góp vai trò quan trọng trong kết quả phát triển chung của ngành nông nghiệp.

Trên địa bàn Hà Nội hiện có 13.739 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó có 1.609 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản (trong đó doanh nghiệp có nữ làm chủ chiếm khoảng 40%. Thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng đối với 2.723 sản phẩm OCOP), trong đó có 1.071 các sản phẩm thực phẩm được công nhận OCOP.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, thời gian qua ngành nông nghiệp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, kịp thời, ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, tập trung vào các dịp cao điểm về an toàn thực phẩm như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu… Ngoài ra, UBND Thành phố đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm đã được thực hiện đa dạng, nhiều hình thức tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo, lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho 3 đối tượng: Người quản lý các cấp; người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. 

Trong đó, các đơn vị của Sở NN&PTNT cũng tăng cường công tác phối hợp với các cấp Hội phụ nữ tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, tọa đàm, hội thảo về an toàn thực phẩm; tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn.

Đặc biệt, công tác giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện trên diện rộng, tập trung vào sản phẩm có nguy cơ cao. Trung bình mỗi năm lấy khoảng 2.500 mẫu để giám sát, cảnh báo nguy cơ, các tỷ lệ mẫu vi phạm cải thiện qua các năm, năm 2018 tỷ lệ mẫu vi phạm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm là 7.46%, năm 2023 giảm còn 4,4%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, 100% mẫu giám sát của Sở đã thực hiện đều đảm bảo an toàn thực phẩm các chỉ tiêu phân tích.

Các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã tích cực tham gia hưởng ứng, tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm

Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc

Bên cạnh đó, Sở NN& PTNT đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở tăng cường công tác thanh kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm. Trong 6 đầu năm 2024, đã tổ chức thanh, kiểm tra 73 lượt cơ sở, kết quả có 10 cơ sở có vi phạm, xử lý hành chính phạt 417 triệu đồng.

Theo ông Hà Tiến Nghi, ngoài các giải pháp trên, ngành nông nghiệp Thủ đô còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Điển hình như phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm Hà Nội (check.hanoi.gov.vn); hệ thống phần mềm ứng dụng nền tảng công nghệ GIS ứng dụng quản lý an toàn thực phẩm nông lâm sản; hệ thống quản lý dữ liệu tự công bố sản phẩm nông lâm thủy sản; Phầm mềm trực tuyến kiểm tra, đánh giá kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, vận động, hướng dẫn nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng an toàn. Trong đó tăng cường hỗ trợ các cấp Hội, hội viên Hội nông dân, Hội phụ nữ trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, phát hiên tôn vinh các điểm hình tiên tiến, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://thanglong.chinhphu.vn/day-manh-giam-sat-bao-dam-an-toan-thuc-pham-103240730170049791.htm

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Chưa có ai đánh giá

No Responses

Write a response